Nghi thức rước dâu và những điều cần biết
(Lưu ý đây là nội dung bảo mật, chỉ dành riêng cho KH của chupgiare)
Bằng hiểu biết và kinh nghiệm thực tế. Khôi sẽ giúp bạn hình dung được một buổi lễ trọng đại của đời mình sẽ diễn ra như thế nào.
———-Chuẩn bị———-
- Về con người:
- Người đại diện: Hai họ nhà trai, nhà gái cần có một người hiểu biết về phong tục, nghi thức. Người đại diện thường là nam là người anh, cậu, chú của cô dâu, chú rễ. Mỗi người đại diện của họ nhà trai, nhà gái sẽ là người chủ trì buổi lễ.
- Song thân CD, CR
- Chú rể phụ: bưng khay rượu và giúp chú rễ trong các nghi thức.
- Bưng quả và nhận quả: Thường là bạn của CD,CR. Họ nên là những bạn trẻ chưa có gia đình. Nên có sự đầu tư về trang phục đồng nhất, buổi lễ sẽ long trọng hơn.
- Bà con họ hàng CD, CR.
2. Về lễ vật: Tùy vào điều kiện mà nhà trai có thể chuẩn bị 3 – 5 – 7 – 9 – 11 mâm đối với phong tục người miền Bắc và 4 – 6 – 8 – 10 mâm đối với phong tục người miền Nam.
Mâm thứ 1 – Trầu cau: Tượng trưng cho sự sắt son bền chặt mà tất cả các cuộc hôn nhân đều hướng đến.
Mâm thứ 2 – Trà rượu : Dùng để dâng lên bàn thờ tổ tiên, để ông bà tổ tiên về chứng giám cho đôi trẻ và cũng là để xin phép tổ tiên cho đám cưới được diễn ra vui vẻ, hạnh phúc.
Mâm thứ 3 – Bánh phu thê(bánh cốm): Các loại bánh có những giai thoại xoay quanh câu chuyện về tình nghĩa vợ chồng, ngụ ý hòa hợp, thủy chung.
Mâm thứ 4:
+ Gà và xôi: Màu đỏ và sự dẻo dai của xôi gấc ngụ ý cho lời chúc vợ chồng son sắt, yêu thương nhau. Đây là lễ vật làm đem lại may mắn, sự sung túc trong quan niệm của nhiều người.
+ Heo quay: Tượng trưng cho sự dư dả, sung túc và tài lộc. Ngoài ra còn có quan niệm đây là lời chúc mong cho cô dâu chú rể sớm có em bé và mau phát tài.
Mâm thứ 5 – Quần áo: Nhà trang sẽ chuẩn bị bộ áo cưới (áo dài) để cô dâu mặc vào về nhà chồng. Mang ý nghĩa khi về nhà chồng, cô dâu sẽ được chăm lo kĩ lưỡng và có cuộc sống no đủ, hạnh phúc trọn đời.
Mâm thứ 6 – Tiền đen/tiền cheo: Nhiều ý kiến cho rằng tiền đen tượng trưng cho sự thách cưới của nhà gái đối với nhà trai. Một giải thích khác cho rằng đây là khoản nhà trai đóng góp để lo tổ chức lễ cưới, ngụ ý rằng tất cả đã được chuẩn bị chu đáo. Những món nữ trang là phần dành cho cô dâu làm vốn, sau khi đám cưới có thể yên tâm xây dựng tổ ấm, không sợ đối mặt với cảnh thiếu thốn.
Mâm thứ 7 – Bánh kem: Buổi trưng cho sự đẹp đẽ, ngọt ngào, tươi mới.
Mâm thứ 8 – Trái cây: Ngụ ý mong cho tình yêu, cuộc sống của đôi uyên ương mới sẽ ngọt ngào, tươi mới suốt cả cuộc đời.
3. Nhà cửa – bàn thờ: Trang hoàng gọn gàng, sạch sẽ. Chuẩn bị bàn ghế cho khách ngồi. Thường là bàn dài đặt giữa bàn thờ và bà con hai họ ngồi đối diện nhau. Nhà gái nên chuẩn bị một chiếc bàn nhỏ để nhà trai sắp lễ vật lên cúng tổ tiên.
4. Ảnh cưới: khung ảnh lớn dựng trước cổng hoa.
5. Nhang, đèn cúng gia tiên ( 2 cặp đèn cầy cưới )
———-Tiến trình———-
- Nhà trai: Photo sẽ ở nhà trai và lưu lại những khoảnh khắc nhà trai chuẩn bị sắm sửa mâm quả. Người đại diện hoặc cha CR sẽ dặn dò với CR phụ và đội bưng quả. Tiến hành chụp hình và trao quả và tiến ra xe.
- Nhà gái: Chuẩn bị bàn ghế, trà, bánh tiếp đón nhà trai.
Lễ Vu Quy
- Đúng giờ lành đã hẹn trước. Khi nhà trai(NT) đến nhà gái(NG). Người đại diện (NDD) nhà trai và chú rể phụ(CRP) bưng khay rượu tiến vào nhà gái. NDD nhà trai xin phép để được vào làm lễ đón dâu. Khi nhà gái đồng ý. Lúc này CRP rót rượu cho NDD nhà trai và nhà gái làm một cái (hihi).
- NDD và CRP sẽ quay ra dẫn họ nhà trai vào làm lễ. NDD và CRP đi trước sau là song thân CR và đoàn mâm quả đi sau.
- Tiến hành trao quả, CRP và CR cùng đứng ngoài trao quả. Trao quả xong đội nhận quả đàng gái sẽ mang vào đặt lên bàn thờ.
- Trong toàn buổi nói chuyện NDD 2 họ sẽ là người chủ trì buổi lễ. Nên chuẩn bị mirco để đảm bảo mọi người đều được nghe. Cuộc nói chuyện 2 gia đình cởi mở, vui vẻ.
- NDD nhà trai nên chủ động trước VD: (” hôm nay tôi là bác của cháu Hoàng Long là người đại diện cho họ nhà trai. Họ nhà trai mang qua đây lễ vật để xin được cưới cháu Ngọc Phụng về làm vợ cháu Hoàng Long. Chúng tôi mang qua đây gồm 6 “). NDD sẽ mở tráp quần áo để xin được trao cho CD để mặc về nhà chồng.
- Mẹ cô dâu nhận tráp áo cưới vào thay cho con gái. Hai họ bắt đầu giới thiệu về gia tộc mình. Những người hiện diện trong buổi lễ là ai của CD và CR. VD:(” Họ nhà gái chúng tôi hôm nay rất vinh dự đón tiếp gia tộc họ nhà trai. Hiện diện hôm nay về phía họ nhà gái chúng tôi là những cô, dì, chú, bác… của cháu Ngọc Phụng. Trước tiên là cậu 3, 4 … )
- Sau khi hai họ giới thiệu làm quen với nhau. NDD nhà gái xin phép cho CD ra chào họ nhà trai. Mẹ CD dắt cô dâu ra. CR trao bó hóa cho CD. CD và CR cuối đầu chào mọi người và quay vào chào nhau. Sau đó sẽ cùng nhau trao nhẫn cưới.
- NDD nhà trai bắt đầu giới thiệu và mở lễ vật ra giới thiệu với nhà gái. Đồng thời NDD sẽ nói lên ý nghĩa của từng tráp ngụ ý để dạy cho CD, CR hiểu về ý nghĩa của nó (như phần đầu bài viết). Tiền chuẩn bị từ trước để trao cho nhà gái cũng sẽ gửi luôn trong lúc này. NDD mở từng mâm ra và nói xong.
- Tiếp theo, đến phần thắp nhang bàn thờ nhà gái. Cha CD cùng với CD, CR cùng lạy bàn thờ (4 lạy) và thắp nhang cho tổ tiên.
- Song thân hai bên lên tặng quà ( đeo vàng ) cho CD và CR. Tiếp đến NDD họ gái sẽ giới thiệu từng thành viên lên tặng quà cho CD và CR từng người một.
- CD, CR tạ lễ ông bà, song thân và bà con còn hiện diện ( rót rượu mời và xá 2 lần ).
- NDD nhà trai xin phép được rước dâu về để kiệp giờ tốt trình tổ tiên.
- Tiến hành trả quả, thông thường nhà gái sẽ nhận một nữa lễ vật và gửi trả nhà trai (lưu ý chiếc khăn đậy tráp sẽ gấp lại)
- CD, CR lì xì cho đội bưng và nhận quả ( bao lì xì chuẩn bị từ trước ).
Lễ Tân Hôn
- Tùy theo phong tục của từng gia đình hoặc tín ngưỡng tôn giáo ( nếu là gia đình công giáo trước tiên là đọc kinh, cầu nguyện).
- Tương tự như lễ Vu Quy CD, CR và cha CR dâng đèn và hương lên bàn thờ gia tiên.
- NDD giới thiệu thành viên họ nhà trai tặng quà cho CD và CR
- CD, CR dâng rượu cho ông bà